Nguyên liệu làm nên chả ram tôm đất bình định Bình Thạnh TPHCM

nguyên liệu làm món chả ram tôm đất ngon

Nguyên liệu làm nên chả ram tôm đất bình định Bình Thạnh TPHCM – Nay cơ sở Cô Ba Lâm xin chia sẻ thêm một số nguyên liệu để các bạn tham khảo về món chả ram tôm đất quy nhơn bình định. Bao gồm các nguyên liệu làm chả ram như sau: tôm đất, bánh tráng phơi sương cùng các gia vị như hành tím, ớt, tỏi….v.v.v. Sau đó chúng ta cần xem học cách chiên ram sao cho vừa giòn vừa thơm, Cuối cùng là, cách bảo quản chả ram sao cho được ngon khi vận chuyển giao đến tay khách hàng.

Mua chả ram tôm đất bình định ở TP Hồ Chí Minh hình 1

– Còn một vần đề làm cho món chả ram tôm đất bình định ngon đến nức lòng. Đó là, món nước chấm hòa quyện cùng bánh tráng chiên giòn và con tôm đất ngọt ngọt trên đầu lưỡi.

Xem thêm các món ngon Bình Định: đặc sản bình định

1/ Tôm đất là tôm gì ??

Chúng ta hay nghe về TÔM ĐẤT BÌNH ĐỊNH hoặc những người có kinh nghiệm về tôm khô thường truyền miệng rằng “Tôm ngon thì phải là TÔM ĐẤT nhé!”. Vậy thì con tôm đất là tôm gì? Tại sao lại chọn tôm đất làm món chả ram (chả giò) mà không phải là tôm khác? CÔ BA LÂM sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.

Con tôm đất, một số nơi gọi là tôm chỉ, chủ yếu sống trong tự nhiên, tập trung ở các ao, đìa nước lợ ven sông. Hiện tại cũng có một số nơi bắt đầu nuôi trồng loại tôm này, tuy nhiên do tập tính sinh học nên tôm đất khá khó nuôi. Nguồn cung chính vẫn là trong tự nhiên. Ở Bình Định thì chủ yếu là ở các vuông nước lợ.

Tôm đất có kích cỡ nhỏ, con to lắm thì bằng ngón tay thôi. Loại tôm này ít tanh hơn những loại tôm khác nên thường dùng làm gỏi hoặc một số món ăn giống SUSHI. Tôm đất có giá trị dinh dưỡng rất cao, hương vị thơm ngon và được dùng nhiều trong các món ăn. Làm khô tôm đất là một cách bảo quản tôm, ngày xưa người dân chỉ làm khô tôm để ăn dần nhưng ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên đánh bắt được nhiều, từ đó mới bắt đầu thương mại đặc sản Khô tôm đất như ngày nay.

2/ Hình ảnh tôm đất.

Tôm đất sông vỏ mỏng, màu nâu hồng, khác với tôm đất nuôi vỏ dày, màu nâu sẫm …

– Tôm đất (sông) thường ngọt hơn tôm biển. Tôm đất thân nhỏ và tròn hơn tôm biển. Một cách khác nữa phân biệt là tôm biển thường có mùi tanh tanh hơn tôm đất…

Hình tôm đất tự nhiên nhatrang mới chộp hôm qua cho bà xem để dễ phân biệt:

 

 

 

3/Bánh tráng phơi sương Bình Định

Để làm ra được một chiếc bánh tráng phơi sương ngon thì quan trọng nhất là việc chọn nguyên liệu. Gạo làm bánh phải là gạo mới, gạo ngon và không được pha trộn. Sau khi xay gạo xong bỏ thêm một lượng muối vừa phải tạo vị mặn cho bánh chứ không thêm đường như các bánh tráng thường khác. Bánh tráng Bình Định thường được tráng đến hai lớp. Bánh vừa chín còn ướt sẽ được đem ra ngoài nắng phơi cho khô để chuẩn bị cho công đoạn tiếp theo.

bánh tráng phơi sương bình định

Nướng bánh là công đoạn quan trọng tạo nên màu sắc đặc trưng của bánh tráng phơi sương. Bánh tráng sau khi phơi khô đem vào nướng ở một chiếc lò nướng đặc biệt được sử dụng nhiên liệu đốt bằng “vỏ đậu phộng”, điểm đặc biệt lưu ý là bánh không được nướng quá chín và quá phồng nên chỉ nướng sơ trên mặt lửa cho đến khi thấy bánh tráng nổi những hạt bong bóng nhỏ trên mặt và ngã sang màu trắng đục thì dừng lại. Lò nướng bánh tráng làm khá đơn giản từ cái trã nhôm (cái nồi đáy tròn dùng để nấu rượu) đặt nghiêng, người thợ nhanh tay xoay cho cái bánh tráng chín phồng đều cả hai mặt mà vẫn trắng không bị cháy.

tin-tuc-ve-bun-song-than

Bánh nướng xong đem phơi sương vào khoảng tờ mờ sáng hoặc từ đêm. Bánh tráng sau khi nướng xong được xếp lên giàn và chờ đến sáng hôm sau chờ đến lúc sương xuống thì đem bánh ra phơi, và chỉ phơi bánh trong khoảng thời gian ngắn, nếu phơi lâu bánh sẽ bị mềm và ẩm ướt và không ngon. Đây là công đoạn quyết định thành công của bánh tráng, vì thế đòi hỏi người làm bánh phải có chút công phu và chịu khó. Người phơi bánh phải “thức” cùng bánh, đợi bánh vừa thấm sương đủ mềm là xếp lại ngay bỏ vào trong bao, lót lá chuối để giữ độ mềm, xốp. Bánh tráng phơi sương không giữ được lâu và phải dùng ngay trong khoảng 1 tuần.

 

4/ Cách chế biến và thưởng thức món chả ram tôm đất

Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu

Chuẩn bị nguyên liệu để làm ra một bịch chả ram tôm đất có trọng lượng khoảng 500gr/bịch như sau:

– Tôm đất cỡ vừa: 200gr;

– Thịt heo (mỡ) loại ngon: 100gr;

– Bánh tráng (Bánh tráng Bình Định cuốn chả mới ngon): 15 cái;

– Nước cốt chanh: 2 thìa cà phê;

– Hành tím: 3 củ;

– Hạt nêm: 1 thìa cà phê;

– Nước mắm ngon: 1 thìa cà phê;

– Tiêu bột: 1 thìa cà phê;

– Muối:1 thìa cà phê;

– Đường cát trắng: 1 thìa cà phê;

– Dầu ăn: 5 thìa cà phê;

– Bột sắn (pha bột làm keo dán): 1 thìa cà phê;

– Bịch nilon để chứa đựng chả ram: 1 cái.

 

Bước 2. Sơ chế nguyên liệu làm chả ram tôm đất

Làm sạch tôm đất, vứt bỏ phần đầu, lột vỏ và nhớ giữ nguyên phần đuôi rồi ướp với một chút muối, tiêu, đường, bột nêm, hành tím băm nhỏ. Thời gian ướp khoảng 10 phút. Sau đó, chiên xào chín tôm. Lưu ý, ta cần nêm nếm cho vừa miệng ăn.

Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng 5 mm rồi ướp với một chút muối, tiêu, đường, bột nêm, hành tím băm nhỏ. Thời gian ướp khoảng 10 phút. Sau đó, chiên xào chín thịt. Lưu ý, ta cần nêm nếm cho vừa miệng ăn.

 

Bước 3. Cuốn chả ram 

– Trải bánh tráng lên đĩa, sau đó lấy một con tôm vừa sơ chế để sát mép bánh tráng, thêm một chút hành tím và một lát thịt ba rọi rồi khéo léo cuốn chặt cho đến khi hết nguyên liệu.

– Trước khi cuốn chả ram, chuẩn bị một tô nước lạnh có pha một ít nước cốt chanh dùng để nhúng bánh vì chanh làm cho chả ram chiên giòn và thơm hơn. Đồng thời chuẩn bị một chút bột sắn để làm chất keo dán mép cuốn ram cho không bị bung.

– Khi cuốn xong tất cả phần chả ram bạn để lên khay hoặc rổ nhựa phơi cho khô mặt bánh tráng. Có thể dùng quạt máy sấy cho chả ram nhanh khô.

 

Bước 4. Bảo quản và sử dụng

– Sau khi thấy cuốn chả ram đã khô, chúng ta bỏ chả ram vào bịch nilon và  bỏ vào ngăn đông của tủ lạnh để cất trữ và sử dụng lâu dài khoảng 30 ngày.

– Khi bạn lấy chả ram ra sử dụng thì không cần xả đông. Bạn cho chả ram vào chảo dầu ăn chiên bằng lửa nhỏ, thời gian chiên khoảng 7-8 phút thì chả ram chín có màu vàng nâu, vớt chả ram ra để trên giấy thấm dầu để ráo dầu.

– Khi thưởng thức, bạn chỉ cần cho chả ram ra đĩa. Với món chả ram, bạn nên ăn kèm với rau xà lách hoặc rau cải đắng non, rau thơm, dưa leo, nước mắm tỏi ớt chanh sẽ thấy rất ngon miệng. Bạn có thể làm món này đãi khách trong các bữa tiệc gia đình, chắc hẳn các vị khách sẽ rất thích thú với món chả ram này đấy.

 

 

5/Cách bảo quản chả ram tôm đất

Chả ram tôm đất bình định cô ba lâm

Có nhiều người bảo quản chả ram tôm đất chưa đúng cách, sau đây là mẹo bảo quản chả ram được lâu:

– Nếu chả ram ăn trong vài ngày: Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, nhiệt độ 3-8 độ C. Nếu không có tủ lạnh thì chả ram cần bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, bọc một lớp lá cây bên ngoài (lá chuối càng tốt).

– Nếu chả ram muốn để dành ăn trong thời gian lâu hơn thì bắt buộc bảo quản ngăn đông tủ lạnh nhiệt độ âm. Nếu không có tủ lạnh thì cách bảo quản chả ram tôm đất tốt nhất là cho vào thùng xốp cho thêm đá lạnh vào để giữ nhiệt độ thấp.