Thị trấn Diêu Trì tọa lạc tại khúc đường giao nhau giữa các Tỉnh như Phú Yên, Bình Định, Quảng ngãi và đi lên các Tỉnh Tây Nguyên với con đường nối dài QL19B. Cơ sở hạ tầng dần cải thiện đã làm nên món ăn tuyệt vời tại xứ sở Diêu Trì, Tuy Phước Bình Định. Món ăn đặc sản, giúp mọi người nhớ đến miền đất với nhiều món ăn ngon như: Chả ram tôm đất Bình Định, rượu bầu đá, nem chợ huyện, bành tráng dừa…v.v.v..
Chẳng phải ngẫu nhiên người ta phong bánh hỏi Diêu Trì là món ăn đặc sản của vùng đất võ. Chúng là kết tinh những gì đặc trưng nhất của người dân nơi đây. Miếng bánh ươn ướt, trắng muốt, chỉ nhìn thôi cũng đủ thấy kích thích rồi
1/Bánh hỏi Diêu Trì – ăn là nhớ, nhắc là thèm
Khác với những món ăn đặc sản tiến vua, người ta ví món ăn bằng gạo này là thứ bánh của người nghèo. Đi khắp đất Bình Định, nó có mặt ở hầu khắp các ngõ ngách. Từ những phiên chợ quê mộc mạc đến mâm cơm của gia đình.
Người dân xứ nẫu ăn bánh hỏi mọi lúc mọi nơi. Đây là bữa sáng ăn vội của những người lao động, bữa tối của những cô công nhân tăng ca. Ngày nay, món bánh này còn vào đến các nhà hàng sang trọng, là món ăn yêu thích của nhiều du khách.
Bánh hỏi Diêu Trì không phải chuyên dùng cho đám hỏi như bánh phu thê của người miền Bắc. Các bô lão địa phương giải thích rằng, đây là thứ bánh lạ, ai gặp cũng hỏi. Sự tích cái tên của bánh cũng chỉ đơn giản, mộc mạc như chính bản chất của nó vậy.
Cái thứ bánh có tên cũng như không này được dân Bình Định rất yêu thích. Chúng cùng thời với bánh tráng, bánh ít, bánh đúc… nhưng lại có vị trí đặc biệt. Bánh hỏi là một biến thể của bún nhưng sợi nhỏ và mềm mại hơn.
Điều đặc biệt lạ lùng không ai lý giải được là bánh ăn kèm với cái gì cũng ngon. Quán vỉa hè thường ăn bánh kèm thịt heo, quán sang chảnh thêm chút giò, chả quế, trứng tráng. Nhưng tuyệt phẩm nhất phải kể đến bánh hỏi cháo lòng.
Ăn bánh hỏi, người ta thường dùng tay lóc từng miếng. Thoa 1 lớp dầu phộng để bánh không dính và tạo độ béo ngậy cho món ăn. Miếng bánh ướt ướt, dính dính, trắng muốt nhìn thôi đã kích thích vị giác, chỉ muốn thưởng thức ngay.
2/Nghệ thuật làm bánh hỏi của người dân xứ Nẫu
Người ta ví von rằng, bánh hỏi là nghệ thuật và người làm bánh chính là nghệ sĩ. Điều này cho thấy sự nhọc công, cầu kỳ sau món ăn dân dã này.
Cách chế biến bánh hỏi tương tự như nghề làm bún. Nhưng chúng đòi hỏi sự tỉ mỉ và công phu. Bánh được chế biến từ loại gạo tẻ, gạo thơm vo kỹ, ngâm no nước sau 1 đêm.
Tiếp đó, gạo được vớt ra và xay nhuyễn bằng cối đá. Bánh hỏi Diêu Trì truyền thống phải được xay bằng cối đá Diêu Trì. Chúng giúp gạo được mịn, trắng và có mùi hương đặc trưng.
Gạo cho vào cối xay, cứ dăm ba vòng lại phải thêm chút nước. Khi bột đã sánh mịn, có dạng dền sệt thì bỏ vào bao vải khô, treo lên cho khô nước. Quá trình này phải hoàn toàn làm thủ công, có như vậy mới ra được hương vị đặc trưng của bánh tại quê hương đất võ..
Đem bột hấp chín và nhồi thành từng khối, đưa vào khuôn ép. Chiếc khuôn được làm bằng đồng và có nhiều lỗ nhỏ ti li. Sợi bánh sẽ theo những lỗ này ra ngoài.
Sợi bánh ra đến đâu sẽ có người dùng tay “bắt” tạo thành khuôn. Từng đoạn bánh được ngắt ra và đem đi hấp cách thủy. Sau đó đêm để nguội, bạn sẽ có những con bánh to như lá bài tây, dính liền với nhau thành từng dây một.
Bánh hỏi là tuyệt phẩm, là đặc sản của Bình Định, đặc biệt là Diêu Trì. Nếu 1 lần ghé nơi đây, đừng quên thưởng “cháo lòng, bánh hỏi Diêu Trì“. Chắc chắn, bạn sẽ có ấn tượng khó quên.